XÃ CẦU LỘC: TẬP TRUNG ỨNG PHÓ VỚI MƯA LỚN, SẠT LỞ ĐẤT, NGẬP ÚNG TRÊN ĐỊA BÀN
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, từ ngày 21/9/2024 đến 19h00 ngày 22/9/2024 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa mưa to đến rất to; trên các sông đã xảy ra đợt lũ, dự báo trong 24h tới, lũ trên các sông tiếp tục lên nhanh; mực nước lũ trên thượng nguồn sông Mã có khả năng lên mức Báo động 3; cụ thể mực nước sông Lèn tại Trạm Thủy văn Lèn lúc 15h00 là 5,78m dưới báo động III là 0,22m.
Thực hiện Công điện số 23/CĐ-UBND ngày 23/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt; Công điện số 30/CĐ-PCTT,TKCN&PTDS, hồi 16 giờ 30 phút, ngày 23/9/2024 của Ban chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS tỉnh về chủ động ứng phó với mực nước sông Lèn cao (mức báo động III).
Thực hiện Công điện số 19/CĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2024 của Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc Về việc tập trung ứng phó với mưa lớn, sạt lở đất, ngập úng trên địa bàn huyện Hậu Lộc
Để chủ động ứng phó với diễn biến của thiên tai UBND xã Cầu Lộc đã chỉ đạo các lực lượng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai của xã, tổ tuần tra canh gác đê thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai để chỉ đạo triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, bảo đảm an toàn tính mạng và giảm thiểu thiệt hại về tài sản của Nhà nước và Nhân dân, trong đó:
- Rà soát, chủ động, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt, các hộ dân sinh sống ven sông, vùng trũng thấp; Có phương án cụ thể để tổ chức sơ tán, di dời người dân có nguy cơ bị ảnh hưởng do nước sông Lèn dâng cao; theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ, sạt lở đất để chủ động sơ tán, di dời người dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất đến địa điểm an toàn.
- Tăng cường lực lượng tuần tra canh gác đê, bố trí lực lượng ứng trực tại các vị trí đê xung yếu; chỉ đạo thực hiện nghiêm việc tuần tra, canh gác và hộ đê theo quy định; xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu.
- Cấm các loại xe cơ giới đi trên đê (trừ các xe hộ đê, xe kiểm tra đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh, cứu thương, cứu hoả, xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố đê điều, phòng chống thiên tai); cảnh báo người dân không đi lại, vớt củi và khai thác thủy hải sản trên sông.
- Chủ động phương án hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm cho các hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai, nhất là các hộ dân tại các khu vực bị cô lập, phải đi sơ tán/di dời; không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở, thiếu nước uống.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” để kịp thời cứu hộ, cứu nạn, xử lý các sự cố đê và khắc phục nhanh hậu quả của mưa lớn, sạt lở đất, ngập úng khi có lệnh điều động của Ban chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS huyện.
- Hình ảnh di dân vùng nội đê nước dâng cao:
- Một số hình ảnh khắc phục sự cố thấm ướt sũng mái đê bùng nhùng tại K10+900 đê hữu Sông Lèn ngày 24/9/2024.