BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ KIẾN THỨC ATTP
Kính thưa: Cán bộ và nhân dân trong toàn xã
Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang là một vấn đề hết sức nhức nhối của toàn xã hội. Sau đây là một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
I. Một số khái niệm về an toàn thực phẩm
1. Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bao gồm cả đồ uống , nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm.
2. An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị ăn theo đúng mục đích sử dụng.
3. Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả những điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
II. Tình hình an toàn thực phẩm hiện nay
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, chế biến thực phẩm sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai …Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản suất thức ăn, đồ uống giả không đảm bảo chất lượng, không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm.
III. Tầm quan trong của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe và bệnh tật
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phất triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.
Về lâu dài thực phẩm không có những tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài tới nòi giống dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạc dễ nhận thấy, nhưng vấn để nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ sau.
IV. Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm
Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực:
- Thực phẩm có nguồn gốc gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.
- Các loại rau, quả được bón nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian các ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.
Do quá trình chế biến không đúng:
- Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau quả không đúng theo quy định.
- Dùng chất phụ gia không đúng theo quy định của Bộ Y Tế để chế biến thực phẩm.
Do quá trình bảo quản không đúng:
- Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh… bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.
- Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.
V. Hướng dẫn thực hành an toàn thực phẩm
1. Chọn thực phẩm tươi sạch
Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không dập nát, không có mùi lạ.
Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.
Không sử dụng các loại thực phẩm lại không rõ nguồn gốc.
Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y Tế cho phép.
2. Giữ gìn nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia xúc, rác thải gây ô nhiểm môi trường.
Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.
3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
Không để dụng cụ bẩn qua đêm.
Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín sống phải để riêng.
Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen rỉ và khó rửa.
Tuyệt đối không dùng bao bì từng chứa đựng các chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật… để dựng thực phẩm.
4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kĩ
Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3,4 lần.
Các loại thực phẩm đông lạnh phải để tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu.
Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi, thịt bò tái…
5. Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong
Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phất triển. Để đảm an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.
Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loaqij hoa quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cát ra.
6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
Không để thực phẩm sống với thức ăn chín.
Không để dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.
Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nống ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh <=10 độ C. Với trẻ nhỏ phải cho ăn ngay sau khi thức ăn nguội và không áp dụng cách bảo quản này.
Đun thức ăn ở nhiệt độ đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.
7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt
Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng trước khi ăn.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.
Không tiếp xúc với thực phẩm khi đâng bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.
8. Sử đụng nước sạch trong ăn uống
Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lí để rửa sạch thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.
Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.
Dụng cụ chứa nước phải sạch, có nắp đậy.
Dùng nước đun sôi trước khi uống.
9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.
Đồ bao gói phải đảm bảo sạch giữ được tính hấp dẫn và mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.
10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột... và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.
Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quả, chế biến, nấu ăn và cách ăn.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vệ sinh an toàn thực phẩm, UBND xã, BCĐ xã thông báo để nhân dân được biết và cố gắng thực hiện.
Nguồn viết bài: Sưu tầm
Người sưu tầm: Trịnh Thị Thùy – Công chức Văn hóa
|
NGƯỜI DUYỆT BÀI
PHÓ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ
Lê Văn Kiên
|